1. Mục tiêu mua xe ô tô
Bạn phải xác định được mục tiêu chính của mua xe ô tô của bạn là gì? Bạn mua xe để đi làm hằng ngày, đưa gia đình đi chơi xa cuối tuần, để kinh doanh hay để thậm chí… để đi đua xe, đi phượt.
Việc xác định được mục đích mua xe và mặc định đó là tiêu chí quan trọng nhất cho tất cả kế hoạch mua xe của bạn.

Nhiều bạn thường quyết định mua xe theo xu hướng chung của thị trường. Nếu bị cuốn theo điều đó thực sự rất nguy hiểm, bạn sẽ nhanh chóng phải bán xe đi để chọn chiếc khác. Vì vậy, hãy mua một chiếc đáp ứng nhiều nhất mục đích của bạn. Đừng mua xe vì ý thích.
2. Xác định nhu cầu
Trước khi mua xe ô tô, bạn đặt cho mình các câu hỏi và trả lời các câu hỏi đó:
- Quãng đường bạn thường di chuyển: trong thành phố, ngoại thành… và số km thường xuyên đi lại là bao nhiêu?
- Số người bạn thường xuyên chở đi là bao nhiêu: 2,4 hay 6
- Bạn có gara xe riêng, diện tích đủ để cho loại xe nào đậu (5 chỗ, 7 chỗ..) hay phải thuê ngoài?
… Và còn nhiều câu hỏi nhu cầu mà bạn phải đặt ra tùy theo mục đích mua xe, hoàn cảnh của từng người.
3. Xác định ngân sách
Không nên biến chiếc xe thành gánh nặng tài chính cho mình
Bạn có tầm bao nhiêu tiền cho việc mua xe và bao nhiêu tiền cho việc bảo dưỡng xe hàng tháng. Có nhiều người có 1 tỷ đồng và họ muốn “gắng” mua một chiếc xe mới giá tầm gần 1 tỷ. Điều này không nên, nếu bạn có gần 1 tỷ, bạn nên chi 500-600 triệu cho việc mua xe và 400-500 triệu số tiền đó cho việc bảo dưỡng, duy trì hoạt động của xe. Nhiều khách hàng mê xe chia sẽ rằng: “Mặc dù mê xe, nhưng không nên biến chiếc xe thành gánh nặng tài chính cho mình”.
Ngoài ra, khi xác định được tầm tiền mua xe, bạn cũng nên trừ đi các khoản chi khác như thuế, đăng ký, phí sử dụng. Những khoản nhỏ này gộp lại cũng làm bạn tốn thêm không ít tiền.
Xem thêm => Kiếm tiền và tiêu tiền thế nào là nghệ thuật
4. Chọn xe
Sau khi xác định được nhóm phân khúc xe có thể đáp ứng mục tiêu, nhu cầu và ngân sách bạn sẽ chọn ra chiếc xe ưng ý nhất cho mình. Trong nhóm các xe bạn đã chọn ở cùng mức giá, bạn bắt đầu so sánh tới hệ thống an toàn trên xe, kiểu dáng, sự tiện nghi, cảm giác lái, độ hao xăng, tần suất hư hỏng, chi phí bảo trì, khả năng tăng tốc, nội thất, đồ chơi…
Theo thống kê thì ở bước này, các bạn mua xe sẽ quan tâm tới thương hiệu, chất lượng và sự mất giá của xe là nhiều nhất.
Ngoài ra, khi chọn xe cũng là lúc bạn nên để ý tới sở thích của mình, hãy chiều lòng nó. Bạn muốn mua xe để đi lại trong trong nội thành, phục vụ cho gia đình, 5 chỗ, tầm 1 tỷ và bạn thích xe mình có nhiều đồ chơi, cách độ… bạn có thể chọn Hyundai Sonata. Lúc này điều quan trọng nhất đối với bạn là khước từ tâm lý đám đông, hãy chọn một chiếc xe cho riêng mình.
5. Lựa chọn nơi mua xe
Thông thường, trong cùng một hệ thống Showroom chính hãng, giá xe không chênh lệch nhau quá lớn. Giá xe ở các Showroom thường có một mức giá tối thiểu và không bao giờ bạn có thể mua được xe ở mức giá đó. Sẽ có nhiều chương trình đi kèm theo xe như khuyến mãi, giảm giá, tặng kèm phụ tùng, bảo hiểm, chương trình hậu mãi…khác nhau ở từng Showroom và thậm chí là khác nhau ở từng nhân viên bán hàng (salesman) trong một Showroom.
Điều quan trọng là bạn biết điều này và đừng ngại trả giá, hãy xin thật nhiều báo giá của từng saleman, của từng Showroom, thậm chí bạn có thể lấy báo giá của salesman này để đàm phán với salesman kia… Lúc này giá xe bạn mua được sẽ tùy vào kinh nghiệm đàm phán và khả năng của bạn.
Thông thường các bạn sẽ có nhiều lần đi xem xe, gặp salesman để đàm phán giá, hậu mãi… bạn thường chọn Showroom gần nơi sống để đi xem và có một số tiêu chí sau để chọn Showroom hoặc salesman:
- Showroom có gần nhà, uy tín, giao xe dễ dàng không?
- Giá bán, chương trình khuyến mãi, giảm giá có tốt không?
- Chất lượng dịch vụ hậu bán hàng, bảo hành, bảo trì tốt không?
- Showroom có hỗ trợ làm giấy tờ, biển số hay không và chi phí bao nhiêu?
- Thái độ phục vụ có tốt và lâu dài hay không?
- Một số bác có thêm một số tiêu chí đặc biệt như phong thủy, tuổi tác…
Cuối cùng nếu có thể bạn nên Test Drive để kiểm tra một lần nữa trước khi mua xe, không nên rơi vào bẩy lắp thêm phụ tùng với giá ưu đãi của các nhân viên sale nếu thực sự điều đó không cần thiết.
Ngoài ra bạn cũng có thể quan tâm tới các chương trình hỗ trợ cho vay tín chấp trả góp để giảm bớt gánh nặng tài chính cho mình.
Với những chia sẻ về kinh nghiệm mua xe ô tô trên đây, chúng tôi hy vọng bạn sẽ tìm được người bạn đường phù hợp nhất cho mình.
Nếu bạn có nhu cầu về vay tiền mua xe, vay tiền tín chấp, chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ bạn, với chúng tôi, mọi nhu cầu tài chính của bạn sẽ luôn được lắng nghe, thấu hiểu và đáp ứng
Xem thêm => phân biệt vay tín chấp và vay thế chấp
Theo thị trường tài chính Việt Nam