Tự kiểm tra nợ xấu cá nhân như thế nào ?
Tra cứu, kiểm tra thông tin tín dụng cá nhân tại Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) xem mình có nợ xấu ngân hàng không và để xem mình có được vay ngân hàng nữa không?
Cũng như ở các nước khác, các ngân hàng tại Việt Nam cũng có một hệ thống thông tin tín dụng được liên thông với nhau. Hệ thống này được gọi là trung tâm thông tin tín dụng (CIC), trực thuộc quản lý của ngân hàng Nhà nước. CIC sẽ hiển thị đánh giá lịch sử tín dụng cá nhân, doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ tín dụng của ngân hàng. Nhờ hệ thống này mà ngân hàng sẽ biết rõ được khách hàng nào có nợ xấu để có chính sách cho vay phù hợp.
Nguyên nhân gây ra nợ xấu
Nguyên nhân gây ra nợ xấu có thể xuất phát từ sự chủ quan, cố tình hoặc vô tình quên đóng các khoản lãi, vốn, phí cho ngân hàng, công ty tài chính. Nhìn chung nguyên nhân dẫn tới nợ xấu thường do một trong những trường hợp dưới đây:
- Gặp khó khăn về tài chính, mất việc, giảm thu nhập, kinh doanh khó khăn dẫn tới mất khả năng thanh toán đúng hạn các khoản lãi và gốc của khoản vay.
- Không kiểm soát chi tiêu qua thẻ tín dụng, tiêu vượt hạn mức thẻ hoặc vượt khả năng thu nhập hàng tháng nên không thể thanh toán dư nợ thẻ đúng hạn.
- Khách hàng đóng lãi và gốc nhưng không đóng các khoản phí phạt khi vay vốn.
- Khách hàng có đăng ký mua trả góp nhưng không đóng tiền theo như hợp đồng đã ký.
Tra cứu thông tin tín dụng cá nhân trên CIC
CIC là gì? CIC hoạt động như thế nào?
CIC là tên viết tắt của Credit Information Center – Trung tâm thông tin tín dụng do Ngân hàng Nhà nước quản lý. CIC lưu trữ lịch sử tín dụng bao gồm các khoản vay, lịch trả nợ, thời gian trả nợ, dư nợ hiện tại của cá nhân, tổ chức có hoạt động tín dụng tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Ngoài ra CIC còn phân tích dựa trên số liệu thu thập được để đưa ra dự báo về
Nhờ có CIC mà ngân hàng và tổ chức biết được thông tin lịch sử vay vốn của khách hàng và có cơ sở đánh giá, sàng lọc đối tượng cho vay nhằm giảm rủi ro liên quan đến hoạt động tín dụng.
>>> Tìm hiểu chi tiết CIC là gì và cách hoạt động của CIC tại đây
Cách tự kiểm tra nợ xấu trên CIC
Để tra CIC, khách hàng vui lòng làm theo hướng dẫn sau đây:
Bước 1: Truy cập website để tra cứu CIC: TẠI ĐÂY
- Nếu bạn đã có tài khoản tại CIC, chọn nút “Đăng nhập”.
- Nếu chưa đăng kí tài khoản tại CIC, chọn nút “Khai thác nhu cầu vay”.
Bước 2: Tiến hành đăng kí thông tin cá nhân. Điền các thông tin yêu cầu để đăng kí theo hướng dẫn trên màn hình. Sau đó nhấn “Tiếp tục” để thực hiện các bước tiếp theo.
Lưu ý: Khách hàng nên nhập email và SĐT thực để có gì bên CIC sẽ gửi thông báo quan trọng từ CIC.
Bước 3: Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại đã đăng ký, chọn “Đồng ý” để chấp nhận các điều khoản cam kết. Sau đó nhấn “Tiếp tục” để thực hiện bước tiếp theo.
Sau 1 ngày làm việc, bên CIC sẽ có người gọi lại cho bạn để xác nhận thông tin, nếu đúng chính chủ thì sẽ trả kết quả tra CIC qua email cho khách hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng App để kiểm tra thông tin tín dụng cá nhân của mình.
Tải App về điện thoại:
Sau khi tải App bạn cũng đăng kí các thông tin theo hướng dẫn để thực hiện việc kiểm tra nợ xấu cá nhân tương tự như qua website trên.
Ví dụ: Nếu như bạn không có nợ xấu thì báo cáo kết quả check CIC sẽ trả về như sau:
Đây là cách tra CIC online với nhiều ưu điểm nổi bật, giúp khách hàng kiểm tra thông tin tín dụng cá nhân chính xác và tiết kiệm thời gian nhất. Dựa theo hướng dẫn trên, bạn có thể dễ dàng tra cứu hợp đồng tín dụng Agribank, OCB, BIDV… hay bất kỳ ngân hàng, tổ chức tín dụng nào mà khách hàng đã từng vay vốn.
Kiểm tra nợ xấu tại ngân hàng
Khách hàng có thể thông qua ngân hàng để kiểm tra có bị nợ xấu hay không. Trước khi cho vay bất kỳ khách hàng nào thì ngân hàng sẽ thực hiện kiểm tra lịch sử tín dụng của người vay trên CIC trước. Nếu người vay không có nợ xấu ngân hàng sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ vay vốn. Ngược lại khi khách hàng có nợ xấu, ngân hàng sẽ từ chối cho vay.
Tra cứu nợ xấu qua tổ chức tài chính
Các công ty tài chính cũng có thể kiểm tra được nợ xấu như ngân hàng. Để kiểm tra nợ xấu thông qua các tổ chức tín dụng, bạn cũng có thể đăng ký vay như phần tra cứu bằng ngân hàng. Nếu bị từ chối do nợ xấu thì đồng nghĩa với việc bạn đang bị nợ xấu
Ngoài ra, một số tổ chức tín dụng có dịch vụ kiểm tra nợ xấu qua chứng minh nhân dân (CMND). Bạn sẽ phải trả một khoản phí cho tổ chức tài chính đó
Nợ xấu bao lâu được xóa?
The quy định tại điều 11,Thông tư 03/2013/TT-NHNN thì thông tin về nợ xấu của cá nhân, tổ chức vay vốn sẽ được lưu trữ tối đa là 5 năm. Thời điểm 5 năm ở đây được hiểu là thời gian tính từ lúc khách hàng thanh toán toàn bộ các khoản còn nợ bao gồm lãi, vốn, phí phạt cho tổ chức tín dụng nơi phát sinh nợ xấu.
Cách xóa nợ xấu
Đối với các khoản nợ xấu của khoản vay giá trị dưới 10 triệu đồng thì ngay khi khách hàng tất toán, trả hết nợ, CIC sẽ không cung cấp thông tin lịch sử nợ xấu của khách hàng nữa. Do đó bạn cần nhanh chóng thanh toán các khoản nợ này càng sớm càng tốt.
Đối với các khoản vay giá trị lớn hơn 10 triệu đồng thì sau khi tất toán nợ vay CIC sẽ xóa thông tin nợ xấu cho khách hàng sau 5 năm. Vì vậy điểm cốt lõi để được xóa thông tin nợ xấu trên CIC đó là bạn phải nhanh chóng trả toàn bộ số tiền còn nợ cho ngân hàng và tổ chức tín dụng.
Thông tin lịch sử tín dụng không chỉ được quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước mà còn được giám sát bởi các ngân hàng, tổ chức tín dụng do đó sẽ không có cá nhân hay tổ chức náo có thể can thiệp để tẩy trắng những thông tin này. Vì vậy bạn không nên mất tiền cho các dịch vụ quảng cáo xóa nợ xấu trên CIC.
Khách hàng nên làm gì khi bản thân có nợ xấu?
Khi biết bản thân có nợ xấu điều đầu tiên bạn cần làm là giữ bình tĩnh. Tiếp đến bạn cần liên hệ với ngân hàng, tổ chức tín dụng nơi mình đang có nợ xấu để làm rõ thông tin về khoản nợ đang có. Khi mọi thông tin được xác nhận bạn nên cố gắng thanh toán toàn bộ số tiền còn nợ càng nhanh càng tốt.
Mặc dù việc vay vốn tại các tổ chức tín dụng với các cá nhân có nợ xấu là rất khó nhưng không phải là không thể. Nếu như nợ xấu xuất phát từ nguyên nhân khách quan và tình hình tài chính hiện tại của bạn khá tốt thì bạn vẫn có cơ hội được ngân hàng, các tổ chức tín dụng xem xét cho vay. Điều quan trọng là bạn nộp được những bằng chứng chứng minh khả năng tài chính hiện tại và những nỗ lực trả nợ trong quá khứ.
( Theo thebank.vn )